insight-background

PRODUCT PARTNER

4 phút

Xây dựng sản phẩm số: Tự làm, tìm đối tác hay thuê đơn vị gia công?

Quá trình 8 năm làm đối tác xây dựng sản phẩm số hàng đầu của nhiều doanh nghiệp với hơn 120 sản phẩm gây tiếng vang tại 24 quốc gia trên thế giới giúp cho GEEK Up tích lũy nhiều kinh nghiệm “xương máu” và thấu hiểu sâu sắc các rào cản và lầm tưởng thường gặp khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng sản phẩm số. Một trong những nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp là tìm kiếm đơn vị phù hợp nhất về giải pháp cũng như chi phí để xây dựng thành công các sản phẩm số tạo nên sự tăng trưởng bền vững. Doanh nghiệp nên tự xây dựng đội ngũ kỹ thuật trong nội bộ (In-house) hay thuê ngoài (Outsourcing Provider), hoặc tìm kiếm đối tác phát triển sản phẩm (Product Partner)? Những cách tiếp cận này có ưu/nhược điểm gì, phù hợp ra sao với quy mô phát triển của doanh nghiệp?

Xây dựng sản phẩm số: Tự làm, tìm đối tác hay thuê đơn vị gia công?

1. Lựa chọn nào khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng một sản phẩm số?

Lựa chọn xây dựng sản phẩm số gắn liền với nhu cầu kinh doanh. Nếu đó là nhu cầu phổ biến thì doanh nghiệp nên mua sản phẩm số sẵn có trên thị trường. Còn với những nhu cầu thiên về trải nghiệm, sáng tạo, doanh nghiệp nên cân nhắc tự xây sản phẩm số đặc thù. Đối với lựa chọn xây dựng sản phẩm số đặc thù, doanh nghiệp có 3 cách tiếp cận:

in house team product partner outsourcing provider GEEK Up
  • Đội ngũ nội bộ (Team In-house)
  • Đơn vị gia công sản phẩm số (Outsourcing Provider)
  • Đối tác phát triển sản phẩm số (Product Partner)

2. Ưu và nhược điểm của các lựa chọn xây dựng sản phẩm số

Mỗi lựa chọn xây dựng sản phẩm số đều có ưu và khuyết điểm riêng:

  1. Đội ngũ nội bộ (Team In-house):
    - Ưu điểm: Chủ động, hiểu rõ bài toán doanh nghiệp và phản ứng nhanh. Đặc biệt khi các giả định ban đầu về sản phẩm chưa rõ ràng, Team In-house có thể giải đáp linh hoạt và nhanh chóng nhờ dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin của doanh nghiệp.
    - Khuyết điểm: Khó xây dựng đội ngũ và mất nhiều công sức, thời gian, nguồn lực. Nhiều doanh nghiệp dẫn đầu mất rất nhiều năm mới có thể xây dựng được team in-house. Song việc xây dựng team Team In-house là một chuyện, việc duy trì đội ngũ này để họ quản lý và duy trì product hiệu quả cũng không dễ dàng. Chưa kế đối với những sản phẩm đòi hỏi sự sáng tạo và hiểu biết về công nghệ rộng hơn thì sẽ hơi bất lợi. Đó là chưa nói đến nỗ lực của team HR cũng như doanh nghiệp để giữ chân các nhân sự trong team in-house gắn kết lâu dài với doanh nghiệp khi mà các nhân tài của ngành IT thì rất khó để tìm kiếm, tuyển dụng và chi phí đào tạo cao.
  2. Đơn vị gia công sản phẩm số (Outsourcing Provider):
    - Ưu điểm: Chi phí hợp lý và cách làm quen thuộc vì Việt Nam được xem là "thiên đường" của các đơn vị gia công phần mềm, nên doanh nghiệp luôn nhận được những dịch vụ tốt nhất thế giới chứ không dừng lại ở "tốt nhất Việt Nam".
    - Khuyết điểm: Giải quyết rất tốt, rất gọn gàng bài toán của doanh nghiệp nếu có yêu cầu ban đầu rõ ràng, do vậy doanh nghiệp cần phải hiểu rất rõ bài toán kinh doanh lẫn sản phẩm số của mình và gần như phải tự thiết kế sản phẩm số của họ. Đối với các doanh nghiệp còn mơ hồ và chưa biết rõ mình cần những sản phẩm số như thế nào cho việc phát triển kinh doanh và chỉ dừng lại ở việc mới có ý tưởng và nhu cầu kinh doanh thì việc hợp tác với một đơn vị gia công phần mềm sẽ gặp nhiều trở ngại, đặc biệt đối với những sản phẩm có concept mới lạ.
  3. Đối tác phát triển sản phẩm số (Product Partner):
    - Ưu điểm: Product Partner đam mê xây dựng sản phẩm số nên họ có tư duy rõ ràng. Mọi quyết định trong việc xây dựng sản phẩm số đều đến từ tư duy sản phẩm, từ sự thấu hiểu (i) doanh nghiệp, (ii) người dùng và (iii) công nghệ. Họ cũng đồng hành với doanh nghiệp từ giai đoạn đầu tiên khi doanh nghiệp chưa có idea gì cụ thể cho đến lúc hình thành nên một ý tưởng. Trong quá trình này, Product Partner sẽ có khả năng tư vấn, sau đó thiết kế và hiện thực để đưa sản phẩm đi vào vận hành, đảm bảo sản phẩm phù hợp với người sử dụng và mang lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.
    - Khuyết điểm: Doanh nghiệp phải có đội ngũ, cung cấp insight và cùng lên ý tưởng, bàn bạc với Product Partner. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dành nhiều nỗ lực cho việc đó. Ngoài ra, họ phải có sự tin tưởng cao đối với đối tác đồng hành của mình.
inhouse team product partner outsourcing provider pros and consGEEK Up


Đặc biệt, giữa Outsourcing Provider và Product Partner có một điểm khác biệt đáng chú ý là sự thấu hiểu (insight). Vì đặt mục tiêu hoàn thành các yêu cầu cụ thể doanh nghiệp đưa ra, Outsourcing Provider thường tập trung vào tính năng sản phẩm dựa trên sự thấu hiểu mà doanh nghiệp cung cấp, và doanh nghiệp có xu hướng thấu hiểu khách hàng (Customer) dưới khía cạnh làm sao bán được dịch vụ của doanh nghiệp mà quên mất khía cạnh làm sao đem lại sự trải nghiệm tốt nhất cho họ. Trong khi đó, Product Partner sẽ cùng doanh nghiệp khám phá insight của khách hàng, người dùng cuối dưới góc độ là cách họ tương tác và cảm nhận đối với sản phẩm số, từ từng cái chạm tay nhẹ, click chuột cho tới trải nghiệm về hình ảnh và sự hiệu quả trên hành trình trải nghiệm người dùng. Vì vậy, Product Partner sẽ chú trọng hơn vào trải nghiệm của khách hàng và người dùng.

3. Lời kết

Trên đây là những lưa chọn doanh nghiệp có thể cân nhắc khi muốn bắt tay vào xây dựng sản phẩm số. Lựa chọn sản phẩm số gắn liền với nhu cầu kinh doanh. Nhìn chung, mỗi lựa chọn đều có những ưu/nhược điểm riêng. Doanh nghiệp với những mục tiêu và độ lớn khác nhau sẽ cần các đơn vị đối tác khác nhau cho từng giai đoạn.


Chia sẻ

Sao chép đường dẫn

Nhận thông tin mới nhất từ ​​GEEK Up

Cập nhật thông tin sự kiện, xu hướng và kiến thức sản phẩm số qua email của chúng tôi

Messenger icon