insight-background

STRATEGY

5 phút

Tối ưu hoá chi phí, doanh nghiệp nên chọn Product Partner để xây dựng sản phẩm số ở giai đoạn nào?

Xây dựng sản phẩm số - bài toán đầy rẫy thách thức đối với các doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số.

Tối ưu hoá chi phí, doanh nghiệp nên chọn Product Partner để xây dựng sản phẩm số ở giai đoạn nào?

Để tạo ra vị thế cạnh tranh và bứt phá trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành thì chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 cho thấy, 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Ngay cả khi hiểu rõ nhu cầu phải chuyển đổi số, các doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc việc nên tự xây dựng đội ngũ In-house, thuê đơn vị gia công Outsourcing hay bắt tay với Product Partner để làm sản phẩm số và đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Nếu như việc thuê đơn vị gia công Outsourcing là một hoạt động quen thuộc thì Product Partner vẫn là một sự lựa chọn mới mẻ tại Việt Nam. Vậy khi nào là "thời điểm vàng" để doanh nghiệp hợp tác với Product Partner phát triển sản phẩm số?

Xác định nhu cầu doanh nghiệp khi bắt tay với Product Partner

Tùy theo chiến lược riêng của mỗi doanh nghiệp mà quá trình chuyển đổi số cũng có những định hướng khác nhau. Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường có tham vọng chuyển đổi số để giúp đảm bảo vị trí dẫn đầu nhờ vào các sản phẩm số đóng vai trò như “vũ khí công nghệ”, trong khi với các doanh nghiệp tốp sau, sản phẩm số sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp bám sát tốp đầu. Riêng với các doanh nghiệp truyền thống, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp không bị lạc hậu.

Bên cạnh đó, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như việc xác định xây dựng sản phẩm số là một chiến lược muốn theo đuổi hay chỉ là một thử nghiệm hoặc cải thiện một vấn đề của doanh nghiệp, cũng là yếu tố góp phần định hình nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp:

Nhu cau doanh nghiep hop tac voi product partner

Ngoài ra, yếu tố nguồn lực và chiến lược của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến những quyết định lựa chọn Product Partner:

nguon luc chien luoc doanh nghiep lua chon product partner

Các doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ trưởng thành về kỹ thuật số của mình để đưa ra định hướng và lựa chọn loại hình đối tác phù hợp trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

Thời điểm vàng để doanh nghiệp hợp tác với Product Partner

Hiện nay có rất nhiều thang đo giúp doanh nghiệp xác định mức độ trưởng thành số (Digital Maturity) từ đó đề ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp. Nhìn chung, quá trình này có thể chia thành 3 giai đoạn chính: Digitalised & Connected, Integrated & Transformed và Reinvented.

Giai đoạn 1 - Digitalised & Connected: doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh để giúp việc quản lý dễ dàng hơn. Vai trò của sản phẩm số trong giai đoạn 1 là thay thế con người thực hiện những nghiệp vụ đơn giản.

Giai đoạn 2 – Integrated & Transformed: Các sản phẩm số được kết nối với nhau để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng lẫn doanh nghiệp. Sản phẩm số sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm các công việc hao tốn nhiều nguồn lực, chẳng hạn việc thực hiện tác vụ theo cách thủ công, truyền thống.

Giai đoạn 3 - Reinvented: Doanh nghiệp tạo ra giá trị hoặc mô hình kinh doanh mới dựa trên giải pháp số thay vì thiên về độ phức tạp, cách xử lý của sản phẩm số như ở 2 giai đoạn trước.

Với những đặc điểm nêu trên, giai đoạn Integrated & TransformedReinvented sẽ là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp bắt tay với Product Partner phát triển sản phẩm số phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp với độ phức tạp cao, mang lại giá trị gia tăng lớn cũng như tạo lập mô hình kinh doanh mới chưa từng có tiền lệ, với tính linh hoạt cao độ mà các đơn vị gia công outsourcing sẽ khó đáp ứng.

Một ví dụ cho trường hợp này là quan hệ đối tác giữa GEEK Up và The Coffee House - một thương hiệu F&B dẫn đầu thị trường.

Tại thời điểm hợp tác, The Coffee House (TCH) sở hữu xấp xỉ 40 cửa hàng, thu hút nhóm đối tượng khách hàng trẻ thường xuyên sử dụng mobile. TCH muốn xây dựng sản phẩm số làm “cầu nối” để hiểu khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra giá trị cho khách hàng. Ở thời điểm đó, thách thức của dự án là xây dựng sản phẩm trong thời gian ngắn, với nỗ lực và chi phí nhỏ để minh chứng đây là một “vũ khí” giúp TCH kết nối với khách hàng. Thời hạn dự án chỉ vỏn vẹn 3 tháng với ngân sách hạn chế, đòi hỏi hai bên phối hợp sâu sát: đội ngũ TCH hỗ trợ kết nối với các hệ thống của doanh nghiệp trong khi GEEK Up tìm hiểu insight và thiết kế trải nghiệm người dùng. Sau khi chính thức ra mắt, ứng dụng gặt hái phản hồi tích cực từ khách hàng, tạo tiền đề để TCH phát triển sản phẩm này.

Tuy nhiên, với mong muốn đầu tư thử nghiệm liên tục các ý tưởng mới, vốn đòi hỏi nhiều nỗ lực nghiên cứu, tích hợp phần cứng, và kết hợp với bên thứ 3 nên cuối cùng TCH đã quyết định xây dựng đội ngũ In-house để phù hợp với chiến lược phát triển thay vì tiếp tục bắt tay với GEEK Up. Điều này một lần nữa cho thấy các quyết định lựa chọn Product Partner cũng sẽ phụ thuộc phần lớn vào bài toán về nguồn lực và chiến lược của doanh nghiệp.

Chia sẻ

Sao chép đường dẫn

Nhận thông tin mới nhất từ ​​GEEK Up

Cập nhật thông tin sự kiện, xu hướng và kiến thức sản phẩm số qua email của chúng tôi

Messenger icon