insight-background

PRODUCT DESIGN

2 phút

Thấu cảm người dùng (phần 2): Các phương pháp người làm sản phẩm không thể thiếu

Khả năng thuần thục và phối hợp nhiều phương pháp thấu cảm người dùng sẽ giúp đội ngũ làm sản phẩm thu thập được nhiều insight hữu ích trong quá trình xây dựng sản phẩm số.

Thấu cảm người dùng (phần 2): Các phương pháp người làm sản phẩm không thể thiếu

Hoạt động thấu cảm người dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng sản phẩm số khi cung cấp nhiều insights quý giá cho đội ngũ làm sản phẩm. Cùng GEEK Up khám phá thêm về các phương pháp thấu cảm người dùng phổ biến cũng như các tips giúp cho quá trình thấu cảm hiệu quả và mang lại kết quả tốt hơn.

Thấu cảm người dùng (phần 1): Giải mã nhân tố tạo "lực hấp dẫn" cho sản phẩm số

Các phương pháp phổ biến để thấu cảm với người dùng để thu thập insight

Đội ngũ làm sản phẩm có thể phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu thấu cảm với người dùng để phác hoạ bức tranh toàn cảnh chứa đựng nhiều insight hữu ích cho quá trình làm sản phẩm số:

  • Quan sát trực tiếp (phương pháp What-How-Why): Đặt các câu hỏi phù hợp để biến những quan sát thành các insight hữu ích, phát hiện các động cơ thúc đẩy tiềm ẩn. "What" - mô tả chi tiết các quan sát. "How" - phân tích lý do đằng sau hành động của người dùng/khách hàng (hoặc vì sao họ gặp khó khăn) và Why - Đưa ra các giả định về cảm xúc và động cơ thúc đẩy hành động của họ. Đội ngũ cũng có thể sử dụng phương pháp "5 câu hỏi Tại sao" (5-Whys Method) để tìm kiếm insight.
  • Quan sát gián tiếp/ghi hình (video-based, photo-based study): Ghi lại toàn bộ hoạt động của người dùng trong quá trình giải quyết một vấn đề mà đội ngũ đang đề xuất giải pháp, sản phẩm.
  • Nhật ký người dùng (Personal photo/video journals): Đội ngũ sẽ yêu cầu người dùng ghi chép lại các trải nghiệm khi tiếp cận một vấn đề, giúp phát hiện "nỗi đau" của người dùng chính xác hơn.
  • Phỏng vấn thấu cảm (Interview with Empathy): Nhóm làm sản phẩm sẽ cùng suy nghĩ các câu hỏi mở theo một thứ tự và cấu trúc tự nhiên, gần gũi nhất, sau đó tiến hành phỏng vấn thu thập insight trong không gian cởi mở, thân thiện để người dùng có thể đưa ra các câu trả lời chân thật, chứa đựng insight.
  • Tương tác với người dùng "khó tính": Sàng lọc các phản hồi từ những người dùng khó tính nhất để quyết định đâu là những nhu cầu, vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Cách tiếp cận này cung cấp một bức tranh bao quát rộng hơn, bao gồm những tiểu tiết mà đại đa số người dùng thông thường có thể ít gặp phải. Nếu có thể thoả mãn những người dùng khó tính, đội ngũ nhiều khả năng cũng sẽ thành công khi chinh phục phần đông người dùng.
  • Thấu cảm tương tự (Analogous empathy): Đội ngũ sẽ tìm ra các điểm tương đồng giữa vấn đề của người dùng và các vấn đề tương tự ở các lĩnh vực hoặc môi trường khác,từ đó rút ra insight có thể bị bỏ lỡ nếu chỉ giới hạn trong một phạm vi nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn đội ngũ làm sản phẩm tại GEEK Up có thể tham khảo hành vi của người dùng từ một thị trường để so sánh với thị trường khác để nhận ra các khác biệt tương đối, từ đó có thêm insight về giải pháp (mức độ phức tạp, hướng tiếp cận,...) phù hợp.
  • "Sống thử" (bodystorming): nhóm làm sản phẩm sẽ nhập vai người dùng bằng cách mang các thiết bị, hoà mình vào môi trường hàng ngày của người dùng, để thu thập trải nghiệm từ góc nhìn của người dùng trong cuộc sống. Đội ngũ thiết kế sản phẩm số tại GEEK Up sử dụng phương pháp tương tự là Role-Playing (nhập vai) - đặt mình vào vị trí người dùng để thấu hiểu và thu thập insight.
  • Các thành viên chủ động chia sẻ trải nghiệm (inspiring stories) : Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt chia sẻ các câu chuyện, quan sát của bản thân về vấn đề của người dùng, từ đó, rút ra các kết luận, các điểm nổi bật về insight.
  • Lập bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey Mapping): "Lắp ghép" các kết quả quan sát, insight thành một hành trình trải nghiệm từ góc nhìn của người dùng để cả nhóm có bức tranh toàn cảnh về các vấn đề cũng như động lực của người dùng khi sử dụng sản phẩm số, giúp phát hiện các insight chưa biết đến (nếu có).
sympathy methods

Làm sao để thấu cảm người dùng hiệu quả?

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn: Lắng nghe trọn vẹn và khám phá tường tận các chia sẻ thể hiện quan điểm, góc nhìn của người dùng.
  • Chuẩn bị kiến thức nền: Tìm hiểu về ngành, lĩnh vực mà sản phẩm phục vụ sẽ giúp nhóm nhanh chóng nắm bắt được những nội dung mà người dùng và doanh nghiệp sẽ chia sẻ.
  • Tăng cường quan sát: Dành thời gian quan sát, phân tích hành vi người dùng khi trải nghiệm sản phẩm trong cuộc sống, bất cứ khi nào có cơ hội.
  • Luyện tập lắng nghe: tìm hiểu thêm các cấp độ lắng nghe và thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
  • Giữ tư duy "lính mới": Khi tương tác với người dùng, hãy để đầu óc trống rỗng như một "người mới bắt đầu" để có thể thấu hiểu sâu sắc nhất điều người dùng muốn truyền tải, điều họ đang làm cũng như cách tiếp cận của họ để đạt mục đích khi sử dụng sản phẩm.
  • "Thả trôi" những giả định ban đầu: lưu ý tác động của các định kiến, những niềm tin, giả định mang tính cá nhân trong quá tình quan sát người dùng để thu thập được các insight khách quan nhất.
  • Khả năng tưởng tượng: đặt bản thân vào trong môi trường của người dùng, hoặc đối mặt với các tình huống tương tự mà người dùng có thể gặp phải để thấu hiểu sâu hơn các vấn đề, cảm xúc theo góc nhìn của người dùng.
  • Kiềm chế đưa ra các phán xét: tránh việc đánh giá vội vàng cũng như suy nghĩ về giải pháp ngay trong giai đoạn nghiên cứu thấu cảm với người dùng.
  • Thấu cảm bản thân: Chủ động thực hành các phương pháp thấu cảm với bản thân mình trước giúp tăng khả năng thấu cảm với người dùng. Đây là kinh nghiệm thực tế của đội ngũ GEEK Up rút ra trong quá trình thiết kế sản phẩm.
  • Tích luỹ kiến thức cơ bản về tâm lý học hành vi: nếu nhóm làm sản phẩm thiếu kiến thức này thì dù có quan sát người dùng và ghi lại được mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc của họ thì cũng khó hiểu được lý do thúc đẩy họ có những biểu hiện như vậy.
  • Kết hợp nhiều phương pháp: Để có được cái nhìn toàn cảnh về bức tranh thấu cảm và hành trình trải nghiệm của người dùng, đội ngũ làm sản phẩm cần tổng hợp kết quả từ nhiều phương pháp thay vì chỉ quyết định dựa trên các giả định (assumption) rút ra được khi thực hiện các phương pháp một cách rời rạc và thiếu tính hệ thống.

GEEK Up đề cao thấu cảm người dùng khi thu thập insight, đảm bảo "Build the Right Product"

Là một đối tác sản phẩm uy tín - Trusted Product Partner, GEEK Up đề cao quy trình thấu cảm và đào sâu insight người dùng khi làm sản phẩm số, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu và phác hoạ dự án, ý tưởng sản phẩm, hướng đến các kết quả đảm bảo "Build the Right Product" ngay từ giai đoạn đầu, giúp định hình dự án đi đúng hướng trong giai đoạn sau, trở thành một "Impactful product" - sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người dùng/ khách hàng, phù hợp với năng lực công nghệ từ đó tạo tác động tích cực đến hoạt động tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Đại diện GEEK Up chia sẻ về các giai đoạn thu thập insight người dùng tại DPA6

Liên hệ GEEK Up để được tư vấn chi tiết các giải pháp xây dựng sản phẩm số mang lại tác động tích cực cho doanh nghiệp:
Hotline: +84 28 6262 4400
Email: hello@geekup.vn
Địa chỉ: 244/31 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Tham khảo: interaction-design.com

Chia sẻ

Sao chép đường dẫn

Nhận thông tin mới nhất từ ​​GEEK Up

Cập nhật thông tin sự kiện, xu hướng và kiến thức sản phẩm số qua email của chúng tôi

Messenger icon