"Trải nghiệm tin tưởng" sẽ tạo đà tăng trưởng cho các ngân hàng

27 tháng 5, 2022

2 phút

"Trải nghiệm tin tưởng" sẽ tạo đà tăng trưởng cho các ngân hàng

Đó là chia sẻ trong bài tham luận của đại diện GEEK Up tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022). Đây là những kinh nghiệm thiết kế trải nghiệm số, giúp doanh nghiệp kết nối bền chặt với khách hàng trên các nền tảng công nghệ. Từ đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số thành công tại các doanh nghiệp Tài chính - Ngân hàng trong cả nước và khu vực.

"Trải nghiệm tin tưởng" sẽ tạo đà tăng trưởng cho các ngân hàng

Ngày 25-26/5, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 (Vietnam-ASIA DX Summit 2022) dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với chủ đề “Hợp lực Chuyển đổi số để phát triển kinh tế số”, 2022 là năm đầu tiên Diễn đàn được tổ chức với quy mô khu vực, kỳ vọng tập hợp được các nguồn lực có thể từ nhà nước, tư nhân đến các tổ chức quốc tế, doanh nhân, đội ngũ CNTT… Trong chiến lược phát triển về chuyển đổi số của Chính phủ, Việt Nam tập trung vào 3 mục tiêu: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Là doanh nghiệp công nghệ tập trung vào việc phát triển những sản phẩm số tạo ra tác động tích cực cho doanh nghiệp và khách hàng, GEEK Up đã mang đến diễn đàn những kinh nghiệm chuyên sâu và bài học thực tiễn đúc kết trong quá trình phát triển sản phẩm số thành công cho hơn 80 đối tác, qua hơn 120 sản phẩm số và 480 dự án trong và ngoài nước.

Tạo dựng “tài khoản niềm tin” nơi khách hàng

Cụ thể, trong phiên dẫn dắt tọa đàm chuyên đề “Chuyển đổi số ngành Tài chính, Ngân hàng - Phát triển kinh tế số”, ông Hoàng Nguyễn - Giám đốc Thiết kế Sản phẩm số GEEK Up cho biết, mức độ tăng trưởng, uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường được đo đếm bằng niềm tin của khách hàng. Điều này càng thể hiện rõ nét trong lĩnh vực ngân hàng, thậm chí không ít ngân hàng xem đây là “tài sản” quan trọng không kém doanh thu, lợi nhuận hay nguồn nhân lực. “Khi ai đó quyết định chọn ngân hàng để giữ tiền của họ, cũng xuất phát từ niềm tin đối với ngân hàng đó”, ông Hoàng nói.

mr Hoang nguyen chief of product design
Ông Hoàng Nguyễn - Giám đốc Thiết kế Sản phẩm số tại GEEK Up tham gia phát biểu tại chuyên đề “Chuyển đổi số ngành Tài chính, Ngân hàng - Phát triển kinh tế số”

Báo Đầu tư cũng nhận định, trong dòng chảy cạnh tranh thương hiệu, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ đi kèm với cuộc đua không ngừng để thu hút và duy trì niềm tin khách hàng. Mở một tài khoản, đồng nghĩa với khách hàng gửi trao sự tin tưởng với thương hiệu họ lựa chọn. Đây cũng được xem như “tài khoản niềm tin” mà ngân hàng nỗ lực tạo dựng đối với khách hàng của mình.

Tuy nhiên, ngân hàng đang đứng trước thách thức tạo dựng và duy trì niềm tin trên nền tảng số. Trong đó, nan giải nhất chính là bài toán xây dựng năng lực và tìm kiếm đội ngũ phát triển các sản phẩm công nghệ có thể đảm bảo tính thấu hiểu, liền mạch với các kênh khác của ngân hàng.

Thiết kế trải nghiệm tin tưởng, tạo đà ngân hàng tăng tưởng

Khách hàng ngày càng khắt khe với việc tin tưởng thương hiệu ngân hàng. Đặc biệt là thế hệ Gen Z, tệp khách hàng sinh ra trong thời đại internet đã phổ biến. Họ là những người có kỳ vọng về trải nghiệm sản phẩm số cao hơn rất nhiều so với các thế hệ trước. Họ dễ thử sử dụng, và cũng dễ từ bỏ, chính vì thế đòi hỏi các ngân hàng phải có năng lực công nghệ đủ sức đáp ứng cũng như liên tục cải tiến và đổi mới.

Các báo cáo đến từ Victoria Petrock, Edelman, WP Engine và NextWave (nghiên cứu với số lượng từ 5000 tới 8000 người trong độ tuổi Gen Z) chỉ ra rằng 51% trong số họ xem Fintech là những thương hiệu tài chính đáng tin cậy và 75% sẽ mua hoặc sử dụng các sản phẩm được cá nhân hóa.

Với kinh nghiệm đã thiết kế trải nghiệm số cho các ngân hàng, tổ chức tài chính tên tuổi hàng đầu Việt Nam, đại diện GEEK Up cho biết để duy trì và củng cố niềm tin từ khách hàng, thông qua các sản phẩm số, ngân hàng có thể cân nhắc đến các yếu tố sau:

Hiệu ứng thẩm mỹ: Sản phẩm bắt mắt thường dễ được người dùng ưu ái hơn. Để tăng tính thẩm mỹ, người thiết kế sản phẩm số phải liên tục nắm bắt thị hiếu thị trường. Bên cạnh đó, cần chú trọng lượng thông tin hiển thị. Thông tin cung cấp chỉ nên dừng ở mức vừa đủ, tránh tạo cảm giác quá nhiều, rối rắm dẫn đến hoang mang và nghi ngờ.

Đồng bộ hóa trải nghiệm: Khi người dùng cần phải thực hiện các tác vụ lặp lại, và cách thức tương tác giống nhau, họ sẽ dễ hình thành thói quen. Điều này tạo ra nhiều lợi thế khi ngân hàng cho ra mắt thêm các sản phẩm mới, người dùng sẽ không phải mất nhiều thời gian để học cách sử dụng.

UX Writing - Thiết kế trải nghiệm thông qua ngôn từ: Không chỉ quan tâm đến hình ảnh, dịch vụ, người tiêu dùng hiện đại cũng chú trọng đến cách giao tiếp của ngân hàng thông qua các ứng dụng. Thông tin càng minh bạch, đi thẳng vào trọng tâm sẽ giúp người dùng yên tâm và tin tưởng hơn. Ngân hàng cũng có thể hạn chế các thuật ngữ chuyên môn, kỹ thuật và tạo trải nghiệm giao tiếp người với người để tương tác với khách hàng tốt hơn.

Đặc biệt, trong vai trò đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược và phát triển sản phẩm số trong hệ sinh thái dịch vụ chuyển đổi số, GEEK Up cũng đưa ra những phân tích sát sao về những dự án nổi bật đã thực hiện với các đối tác ngân hàng để các doanh nghiệp có thể phản chiếu và có thêm góc nhìn hữu ích cho thương hiệu của mình, từ đó xây dựng được lộ trình phát triển sản phẩm phù hợp, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Nguồn: nss.vn

Chia sẻ

Sao chép đường dẫn

Nhận thông tin mới nhất từ ​​GEEK Up

Cập nhật thông tin sự kiện, xu hướng và kiến thức sản phẩm số qua email của chúng tôi

Messenger icon